Thẻ meta trong Google Webmaster Tools

Sử dụng thẻ meta là một cách tuyệt vời để webmaster có thể cung cấp các thông tin cho công cụ tìm kiếm về trang web của bạn. Thẻ meta có thể được sử dụng để cung cấp thông tin tới tất cả các loại khách hàng và mỗi hệ thống sẽ chỉ xử lý những thẻ meta mà họ hiểu được. Thẻ meta được thêm vào phần <head> trong trang HTML và nó sẽ trông giống như:

<!DOCTYPE html>
<html>
 <head>
 <meta charset="utf-8">
 <meta name="Description" CONTENT="Author: A.N. Author, Illustrator: P. Picture, Category: Books, Price: £9.24, Length: 784 pages">
 <meta name="google-site-verification" content="+nxGUDJ4QpAZ5l9Bsjdi102tLVC21AIh5d1Nl23908vVuFHs34="/>
 <title>Example Books - high-quality used books for children</title>
 <meta name="robots" content="noindex,nofollow">

Google sẽ hiểu đoạn code của thẻ meta như sau:

 <meta name="description" content="A description of the page" />  Thẻ này cung cấp một mô tả ngắn của trang, trong một vài trường hợp đoạn mô tả này được sử dụng như một phần của đoạn trích được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
<title>The Title of the Page</title>   Đây là thẻ tiêu đề trang, nó được sử dụng cùng với thẻ mô tả (description), nội dung của thẻ này thường được hiển thị dưới dạng tiêu đề trong kết quả tìm kiếm.
 <meta name="robots" content="..., ..." />
<meta name="googlebot" content="..., ..." />
Các thẻ meta này có thể kiểm soát hoạt động thu thập thông tin và lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm, thẻ meta robots áp dụng cho tất cả các công cụ tìm kiếm trong khi thẻ meta googlebot chỉ áp dụng riêng cho Google. Những giá trị mặc định như “index”, “follow” bạn sẽ không cần chỉ định rõ, Google có thể hiểu được những giá trị đó cũng như các giá trị sau:

+ noindex: ngăn không cho trang được lập chỉ mục.

+ nofollow: ngăn không cho Googlebot theo dõi các liên kết từ trang này.

+ nosnippet: không hiển thị một đoạn trích trong kết quả tìm kiếm.

+ noodp: ngăn chặn việc thay đổi phần mô tả từ ODP/DMOZ mà đang được sử dụng.

+ noarchive: không cho Google hiển thị các linh Cached của trang web.

+ unavailable_after:[date]: cho phép bạn chỉ định chính xác thời gian và ngày mà bạn muốn ngừng thu thập thông tin và lập chỉ mục cho trang web.

+ noimageindex: cho phép bạn chỉ định rằng bạn không muốn trang web của mình xuất hiện trên kết quả tìm kiếm giống như một trang web giới thiệu cho một hình ảnh nào đó.

+ none: tương đương với noindex, nofollow.

 <meta name="google"
content="nositelinkssearchbox" />
 Khi người dùng tìm kiếm trang web của bạn, kết quả tìm kiếm của Google đôi khi sẽ hiển thị một hộp tìm kiếm đến trang web của bạn, thẻ meta này cho phép Google không hiển thị hộp tìm kiếm trang web của bạn.
 <meta name="google" content="notranslate" />  Khi người nước ngoài tìm kiếm trang web của bạn và họ không hiểu ngôn ngữ trong trang web đó, khi đó Google sẽ cung cấp một bản dịch cho người dùng, tuy nhiên chất lượng bản dịch có thể không như mong muốn của bạn và bạn dùng thẻ này để ngăn chặn việc Google cung cấp các bản dịch đó.
 <meta name="google-site-verification" content="..." />  Bạn có thể sử dụng thẻ này trên các trang đứng top trong website của bạn để xác minh quyền sở hữu với Google Webmaster Tools, lưu ý rằng các giá trị thuộc tính như “name” và “content” bắt buộc phải trùng khớp với những gì bạn được cung cấp sẽ trở nên không quan trọng nếu bạn đổi thẻ từ XHTML sang HTML hoặc nếu định dạng thẻ khớp với định dạng trang của bạn.
 <meta http-equiv="Content-Type" content="...; charset=..." />
<meta charset="..." >
 Điều này xác định loại nội dung của trang và bộ ký tự, hãy chắc chắn rằng nó bao quanh giá trị của thuộc tính nội dung với dấu ngoặc kép, nếu không các thuộc tính của bộ kí tự có thể sẽ không được giải thích một cách chính xác, mình khuyên các bạn nên sử dụng Unicode/UTF-8.
 <meta http-equiv="refresh" content="...;url=..." />  Thẻ meta này sẽ đưa người dùng đến một URL mới sau một thời gian nhất định và đôi khi được sử dụng như một hình thức chuyển hướng đơn giản. Tuy nhiên nó không được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt và có thể gây nhầm lẫn cho người dùng. Mình khuyên các bạn nên sử dụng chuyển hướng 301 từ máy chủ thay vì dùng thẻ này.

Những điểm cần lưu ý khác:

+ Google có thể đọc được cả thẻ meta HTML và XHTML, bất kể nó được sử dụng trên trang nào.

+ Với việc ngoại trừ xác minh, các trường hợp thông thường sẽ không quan trọng trong thẻ meta.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *