Tại sao lại cần yêu cầu xem xét lại trong Google Webmaster Tools

Yêu cầu xem xét lại là gì?

Yêu cầu xem xét lại là yêu cầu Google kiểm tra lại trang web của bạn sau khi bạn đã khắc phục xong các sự cố được báo cáo trong thông báo tác vụ thủ công.

Gửi yêu cầu xem xét lại

Để gửi yêu cầu xem xét lại bạn hãy làm theo các bước sau:

+ Đăng nhập vào Webmaster Tools.

+ Xác minh tất cả các phiên bản của trang web để đảm bảo có đầy đủ dữ liệu chính xác.

+ Truy cập phần Tác vụ thủ công để xem liệu Google có thực hiện hoạt động nào trên trang web của bạn hay không.

+ Khắc phục các sự cố được mô tả trong bản báo cáo.

+ Xem lại các vấn đề bảo mật có thể xảy ra với trang web.

+ Nhấp vào “Yêu cầu xem xét lại” để gửi yêu cầu xem xét đến Google.

Giải thích quá trình xem xét lại

Quá trình xem xét lại bắt đầu từ thời điểm bạn nhận được thông báo về tác vụ thủ công cho đến khi Google xác định được rằng bạn đã giải quyết xong các lỗi đó. Quy trình chung như sau:

  1.  Bạn nhận được thông báo tác vụ thủ công và khắc phục các vấn đề trong đó.
  2. Bạn giải quyết bất kỳ vấn đề bổ sung nào.
  3. Bạn gửi yêu cầu xem xét lại cho Google.
  4. Bạn nhận được thông báo của Google (có thể mất vài ngày để Google xử lý yêu cầu của bạn).
  5. Yêu cầu của bạn được chấp nhận hoặc bị từ chối.

Nếu yêu cầu của bạn được chấp thuận, tác vụ thủ công sẽ bị xóa khỏi trang web của bạn.

Nếu yêu cầu của bạn bị từ chối, hãy xem lại phần “Các lỗi thường gặp khi yêu cầu xem xét lại” ở bên dưới.

Các lỗi thường gặp khi yêu cầu xem xét lại

  1. Không sử dụng công cụ từ chối liên (disavow links) đúng cách.

+ Nếu bạn có thể xóa backlink, hãy cố gắng xóa các backlink xấu khỏi trang web của bạn. Việc thêm tất cả các backlink vào file disavow sẽ không được coi là nỗ lực thực sự và yêu cầu xem xét lại sẽ không đủ để thành công.

+ Đối với nhiều liên kết từ cùng một tên miền đến trang web của bạn, hãy sử dụng toán tử “domain:” trong file disavow để dễ dàng thao tác hơn.

+ Đảm bảo rằng bạn không từ chối các liên kết không phải trả tiền đến trang web của bạn.

2. Không sử dụng công cụ “Tìm nạp như Google” khi đang loại bỏ các nội dung bị tấn công. 

Google thường thấy những nội dung bị che giấu khi trang web của bạn bị tấn công. Điều này có nghĩa là những gì các trình thu thập thông tin của Google nhìn thấy khác với những cái hiển thị trên trang web của bạn khi người dùng truy cập.

Có một cách để xem liệu trang web của bạn có bị khai thác theo cách này hay không là sử dụng tính năng Tìm nạp như Google trong Webmaster Tools để xem các nội dung mà trình thu thập thông tin của Google nhìn thấy. Nếu trang web của bạn chưa loại bỏ hết tất cả các nội dung spam thì Google sẽ không thể chấp nhận yêu cầu xem xét lại của bạn.

3. Gửi yêu cầu xem xét lại với các trang web trống.

Nhìn chung, bạn chỉ nên gửi yêu cầu xem xét lại nếu trang web của bạn thực sự có những nội dung hữu ích với người dùng. Sau đây là các ví dụ về những trang web không nên gửi yêu cầu xem xét lại.

+ Các trang web trống: Những trang web không có hoặc có quá ít nội dung.

+ Parked domains: Tên miền không có nội dung mà chỉ đóng vai trò giữ chỗ.

+ Các trang web không truy cập được do lỗi máy chủ.

Nếu yêu cầu xem xét lại không được chấp thuận, hãy dành thời gian để tìm hiểu về tác vụ thủ công và khắc phục các sự cố trước khi gửi một yêu cầu xem xét lại khác.

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *