Hướng dẫn cách cấu hình và quản lý tài khoản Analytics

Để cấu hình và quản lý tài khoản, thuộc tính và chế độ xem trong Analytics, bạn nhấp chuột chọn mục Quản trị trong trang chủ của Analytics:

 

 

Khi đó trong mục này sẽ có 3 cột xuất hiện là tài khoản, thuộc tínhchế độ xem để bạn có thể cấu hình:

 

Mỗi cột sẽ có từng chức năng riêng của nó, mình sẽ chỉ ra các chức năng quan trọng mà bạn cần sử dụng nhé:

+ Cài đặt tài khoản: giúp bạn quản lý các cài đặt thông tin và cài đặt chia sẻ dữ liệu.

+ Quản lý người dùng: tại đây bạn có thể thêm người quản lý website của mình và giới hạn quyền của họ chẳng hạn như cộng tác, chỉnh sửa, quản lý người dùng…

+ Bộ lọc: bạn sử dụng bộ lọc để tạo chế độ xem dữ liệu, ví dụ:

  • Sử dụng bộ lọc loại trừ để xóa lưu lượng truy cập khỏi địa chỉ IP nội bộ
  • Sử dụng bộ lọc chỉ bao gồm để tập trung vào lưu lượng truy cập cho một thư mục con cụ thể
  • Sử dụng bộ lọc chữ thường để tất cả các URI và chiến dịch xuất hiện bằng chữ thường trong báo cáo của bạn
  • Sử dụng bộ lọc tìm kiếm và thay thế để thay ID danh mục bằng tên mô tả

Để tạo một bộ lọc thì bạn nhấp chuột chọn Thêm bộ lọc rồi điền đầy đủ các thông tin của bộ lọc như tên bộ lọc và loại bộ lọc. Ví dụ bạn muốn có một bộ lọc theo vị trí địa lý, bạn chọn Tùy chỉnh -> Bao gồm, Trường bộ lọc: Quốc gia, Dạng bộ lọc: Theo quốc gia mà bạn hướng đến.

Ngoài ra trong phần thuộc tínhchế độ xem còn có những tính năng khác như Liên kết sản phẩm, mục tiêu hoặc nhóm nội dung:

+ Liên kết sản phẩm: Khi bạn liên kết tài khoản Analytics với Adwords, Adsense…, bạn sẽ tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu giữa chúng. Ví dụ: trong Analytics, bạn nhận dữ liệu cho tất cả các báo cáo của AdWords; và trong AdWords, bạn có thể nhập mục tiêu và giao dịch để xem dữ liệu Đối tượng như Tỷ lệ thoát, Thời lượng của phiênSố trang mỗi phiên.

+ Mục tiêu: Mỗi trang web được tạo ra đều có mục đích riêng của nó, có thể là để bán sản phẩm, dịch vụ, quảng bá chéo trang web hoặc ứng dụng…, vì vậy nên việc tạo mục tiêu giúp bạn đo lường được sự thành công của website.

+ Nhóm nội dung: việc tạo nhóm nội dung giúp bạn nhóm các nội dung thuộc cùng một chủ đề lại với nhau, và bạn có xem số liệu thống kê theo các nhóm nội dung đó.

Bên cạnh đó còn rất nhiều chức năng hữu ích khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm nhé. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn được về các tính năng trong Google Analytics để cấu hình và quản lý tài khoản của mình được tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *