Khi người dùng truy cập vào trang web của bạn, những trình duyệt như Chrome, Cốc Cốc… sẽ kiểm tra những nội dung để xem liệu chúng có chứa phần tử độc hại hay không. Khi phát hiện vấn đề, các trình duyệt sẽ hiển thị một cảnh báo cho người dùng rằng nội dung từ trang đó chứa phần tử độc hại. Trong nhiều trường hợp, Google cũng sẽ chỉ định các trang nguy hiểm, điều này nhằm cảnh báo cho các webmaster và bảo vệ người dùng của họ.
Có những tình huống mà người dùng đang truy cập vào một trang web không được cảnh báo trong danh sách trình duyệt an toàn của Google, nhưng người dùng vẫn nhìn thấy cảnh báo nguy hiểm trong trình duyệt. Trong trường hợp này, có thể trang web đó đã cố tải nội dung từ một trang web khác mà trong những nội dung đó có chứa phần tử nguy hiểm. Chúng được gọi chung là phần mềm độc hại Cross-site. Trong trình duyệt Chrome, nó được cảnh báo dưới dạng hình ảnh như sau:
Nếu hình ảnh này xuất hiện trong trang web của bạn, điều đầu tiên mà mình khuyên bạn là xác định vị trí và xóa các liên kết tới tên miền đang được cảnh báo trong trình duyệt. Nội dung của cảnh báo sẽ cho bạn biết tên miền đang bị nghi ngờ, và sau khi bạn xóa tên miền đó thì sẽ không thấy xuất hiện cảnh báo nữa.
Tuy nhiên nếu bạn phát hiện ra một trang trên website của mình chứa một nội dung bị cảnh báo mà mình không hề hay biết, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể trang web của bạn đã bị tấn công. Bạn cần tìm ra các phần tử độc hại và loại bỏ chúng khỏi trang web của mình.
Khi nào thì an toàn để làm sạch lại nội dung trang web?
Nếu trang web của bạn sử dụng nội dung của những trang web hợp pháp khác nhưng lại bị Google cảnh báo nguy hiểm và bạn muốn bao gồm lại nội dung đó sau khi trang đó đã được làm sạch. Bạn có thể giám sát trạng thái trang web bằng cách sử dụng trang kiểm tra trình duyệt an toàn của Google (http://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site=www.example.com). Những trang web hợp pháp thường được làm sạch rất nhanh chóng bởi webmaster.